Phụ nữ khi đang mang thai chắc chắn ai cũng quan tâm đến cân nặng của hài nhi mình đang mang trong bụng. Mỗi thai nhi sẽ có những sự phát triển khác nhau. Hãy cũng tham khảo bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần tuổi nhé!
Khi các mẹ đi khám thai, bác sĩ sẽ luôn kiểm tra những chỉ số về cân nặng, chiều cao, chu vi vòng đầu, vòng bụng. Để từ đó cho mẹ biết về tình hình phát triển của thai nhi. Cũng từ đó đưa ra các lời khuyên về dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt cho mẹ. Để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển tốt nhất.
Mục Lục Bài Viết
Điều gì ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cưng trong bụng mẹ. Những yếu tố thường gặp như là:
- Di truyền, chủng tộc.
- Sức khỏe và thể trạng của mẹ bầu. Theo nghiên cứu, các bà mẹ khi mang thai mà bị tiểu đường thai kỳ. Thì con sinh ra thường lớn và nặng cân hơn những đứa trẻ khác.
- Mức tăng cân của mẹ khi mang thai. Nếu trong thai kỳ mà mẹ tăng cân quá nhiều, thì thai có thể sẽ nặng cân. Và nếu mẹ không hề tăng cân hoặc ít tăng cân, nguy cơ thai nhi suy dinh dưỡng là khá cao.
- Số lượng thai trong 1 thai kỳ. Nếu mẹ mang đa thai thì cân nặng của mỗi bé sẽ thấp hơn so với những mẹ mang đơn thai.
Sự liên kết giữa cân nặng của mẹ và bé
Trong thai kỳ, chế độ dinh dưỡng cho mẹ mang thai là rất quan trọng. Bởi vì, nếu mẹ bầu tăng cân quá ít, thì thai nhi có thể không nhận đủ chất dinh dưỡng. Bé sẽ đối diện với nguy cơ thiếu chất, dễ bị sinh non. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều. Thì bản thân mẹ dễ gặp phải tiểu đường thai kỳ. Còn bé cưng có thể đạt cân nặng vượt chuẩn nhiều lẫn. Và có thể phải mổ lấy thai vì thai quá to.
Vậy khi mang thai, mẹ tăng bao nhiêu cân là hợp lý? Tốt hơn cả, mẹ nên giữ cân nặng tăng thêm trong khoảng 10-12kg trong suốt thai kỳ. Còn với những mẹ mang song thai thì nên tăng trong khoảng 16-20kg.
Bí quyết dành cho mẹ
Theo các nhà khoa học, cân nặng từng tuần của thai nhi có liên quan đến lượng sữa mà mẹ uống mỗi ngày. Mỗi ly sữa mẹ uống vào cơ thể có thể giúp bé con tăng thêm 41g nữa. Vì thế, với những mẹ đang muốn tăng cân cho thai nhi, hãy thường xuyên uống sữa mỗi ngày nhé. Mẹ có thể uống sữa bầu hoặc đơn giản là sữa tươi hằng ngày đều được.
Còn đối với những mẹ đang mang thai. Mà cân nặng thai nhi đã vượt quá tiêu chuẩn. Đừng lo lắng! Chỉ cần mẹ chăm chỉ vận động nhẹ nhàng, tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày từ tuần thai thứ 29. Thì sẽ giúp cho mẹ và bé điều chỉnh lại cân nặng đấy.
Bảng cân nặng chuẩn để mẹ tham khảo
Chiều dài | Cân nặng | |
Tuần 8 | 1.6 cm | 1 g |
Tuần 9 | 2.3 cm | 2 g |
Tuần 10 | 3.1 cm | 4 g |
Tuần 11 | 4.1 cm | 7 g |
Tuần 12 | 5.4 cm | 14 g |
Tuần 13 | 7.4 cm | 23 g |
Tuần 14 | 8.7 cm | 43 g |
Tuần 15 | 10.1 cm | 70 g |
Tuần 16 | 11.6 cm | 100 g |
Tuần 17 | 13 cm | 140 g |
Tuần 18 | 14.2 cm | 190 g |
Tuần 19 | 15.3 cm | 240 g |
Tuần 20 | 16.4 cm | 300 g |
Tuần 21 | 25.6 cm | 360 g |
Tuần 22 | 27.8 cm | 430 g |
Tuần 23 | 28.9 cm | 501 g |
Tuần 24 | 30 cm | 600 g |
Tuần 25 | 34.6 cm | 660 g |
Tuần 26 | 35.6 cm | 760 g |
Tuần 27 | 36.6 cm | 875 g |
Tuần 28 | 37.6 cm | 1005 g |
Tuần 29 | 38.6 cm | 1153 g |
Tuần 30 | 39.9 cm | 1319 g |
Tuần 31 | 41.1 cm | 1502 g |
Tuần 32 | 42.4 cm | 1702 g |
Tuần 33 | 43.7 cm | 1918 g |
Tuần 34 | 45 cm | 2146 g |
Tuần 35 | 46.2 cm | 2383 g |
Tuần 36 | 47.4 cm | 2622 g |
Tuần 37 | 48.6 cm | 2859 g |
Tuần 38 | 49.8 cm | 3083 g |
Tuần 39 | 50.7 cm | 3288 g |
Tuần 40 | 51.2 cm | 3462 g |